Nếu như ở thời phong kiến, tổ yến (yến sào) là một trong Bát trân cao quý chỉ dành cho Vua, cho Chúa; Thì giờ đây, tổ yến đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của nhiều gia đình, bởi hiệu quả thực sự của nó trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Tổ yến có rất nhiều dạng thành phẩm, như yến tươi, yến tinh chế, yến rút lông nguyên tổ đều đã được làm sạch và chỉ việc chưng ăn, nhưng cũng có nhiều người lại chọn mua tổ yến thô về tự nhặt lông làm sạch để sử dụng.
Tại sao mọi người chọn mua tổ yến thô về tự nhặt lông?
– Có thời gian rảnh, có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và một chút khéo léo; – Muốn tự tay nhặt lông tổ yến thô để đảm bảo thu được yến thật 100% cho gia đình sử dụng, loại trừ nguy cơ mua phải hàng tổ yến giả, kém chất lượng; – Muốn sử dụng yến tươi trực tiếp vừa mới nhặt; – Tiết kiệm chi phí.
Những sai lầm kinh điển khi làm sạch lông tổ yến thô
– Dùng nước ấm/nóng để ngâm tổ yến thô, việc này là sai hoàn toàn vì sẽ làm mất đi rất nhiều vi chất dinh dưỡng, nước quá nóng có thể làm nhũn sợi và tan một phần sợi yến (do bản chất sợi yến là nước dãi của chim mà). – Ngâm yến lâu trong nước, xả rửa yến quá lâu, quá nhiều, khuấy, bóp mạnh tay… đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới dinh dưỡng trong sợi yến, làm đứt, nát sợi; hao hụt nhiều cả về khối lượng yến lẫn hàm lượng dinh dưỡng bên trong. – Ngâm một lúc nhiều tổ yến thô nhưng nhặt không hết ngay và không biết bảo quản yến đã làm ẩm đúng cách có thể khiến vi khuẩn có hại sinh sôi, phát sinh nấm mốc làm hỏng yến.
Những lưu ý nằm lòng khi nhặt lông tổ yến thô
– Chỉ dùng nước sạch ở nhiệt độ thường để ngâm/ủ, rửa yến.- Trong quá trình làm sạch yến nên cực kỳ hạn chế việc ngâm, nhúng yến trong nước để giữ được tối đa vi chất dinh dưỡng trong tổ yến và hao hụt yến.- Căn thời gian rảnh và lấy đúng lượng yến thô phù hợp để nhặt lông; Ngâm ủ đến đâu nhặt hết đến đó, không để lâu vì điều kiện bảo quản không tốt có thể làm hư hỏng yến.
Ngoài một số chú ý nhỏ thì mình rất khuyến khích mọi người nếu có thời gian rảnh, nên thử qua trải nghiệm nhặt lông tổ yến, rất thú vị đó nhé. Mà, thực tế thì tổ yến thô đã và đang là lựa chọn của nhiều người dùng rồi! Thời gian qua, mình nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng và các bạn dùng tổ yến như: cách sơ chế làm sạch lông tổ yến thô hiệu quả cao, cách nhặt lông tổ yến nhanh nhất, làm thế nào để nhặt lông tổ yến đúng cách nhất, giữ đc tối đa dinh dưỡng,…. mình tin rằng, dù các bạn có nguồn thông tin đa dạng nhưng cũng chính vì thế lại hoang mang, bối rối không biết nên tin và làm theo cách nào. Thì trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mà đội thợ nhặt yến của nhà mình đang dùng, đây là cách nhặt yến đúng nhất, giữ được tối đa dinh dưỡng trong tổ yến các bạn nhé!
Chia sẻ cách nhặt lông tổ yến đúng cách, giữ được tối đa dưỡng chất
Bước 1. Làm nở mềm tổ yến (có 02 cách)
Cách 1: Bỏ tổ yến vào ngâm trong nước sạch khoảng 01 giờ (với yến nhà), 3-4 giờ (với yến đảo) đến khi tổ yến nở mềm, có thể tách và rũ tơi được.
Cách 2: Lúc tổ yến còn khô, dùng bàn chải cọ làm sạch hết mức có thể phần lông bám trên bề mặt và đặc biệt là vỏ trứng, tạp chất lẫn trong phần bụng tổ (sơ mướp). Rửa nhanh tổ yến dưới vòi nước xả rồi ủ yến vào khăn bông trắng đã nhúng nước, bỏ vào hộp đậy nắp lại để khoảng 4 tiếng hoặc hơn đến khi thấy yến đã hút nước mềm ra có thể tách tơi được.
Chú ý: Ngâm yến trong nước có thể giúp dễ làm sạch hơn cách ủ ẩm, nhưng lại làm hao hụt nhiều loại vitamin và khoáng chất hòa tan trong nước. Nên mình khuyến khích các bạn dùng cách thứ 2 nhé! Kinh nghiệm là bạn ủ yến từ tối hôm trước rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, sáng hôm sau bỏ ra nhặt sẽ tiết kiệm thời gian chờ yến mềm.
Bước 2. Tách riêng phần lưng tổ (sợi dài) và phần bụng tổ (sơ mướp bên trong).
– Phần lưng bỏ vào chậu nước rồi lấy tay miết rửa nhẹ cho trôi hết sợi lông to, xả nhanh dưới vòi nước cho sạch (có hứng rây bên dưới để tránh lọt mất sợi). Bóp nhẹ cho ráo nước rồi bỏ ra đĩa trắng. Xong bước này yến đã sạch 85% do phần lưng chủ yếu là sợi lông to, rất dễ làm sạch. – Phần bụng bỏ vào chậu bóp tách để xổ hết sợi và lông ra, để lắng và đổ nhẹ cho trôi hết lông nổi trên mặt, lặp lại vài lần đến khi nước trong thì đổ qua rây, bóp nhẹ ráo nước rồi bỏ ra đĩa trắng.
Bước 3. Tiến hành nhặt lông yến trên đĩa.
Chuẩn bị nhíp chuyên dụng và 1 bát con nước để nhúng rửa nhíp. Chú ý nhặt phần lưng trước, từ từ từng chút một, đến đâu sạch đến đó luôn. Phần sơ mướp nhiều lông kim ta làm như sau: Nhặt sơ những sợi lông to, dễ nhìn trước, sau đó bỏ vào chậu bóp rửa nhẹ và rây lại dưới vòi nước lần nữa cho trôi bớt lông kim, bóp nhẹ ráo nc rồi mới bỏ ra đĩa tiến hành nhặt sạch hoàn toàn lông kim lần cuối.
Bước 4. Bảo quản tổ yến đã làm sạch (yến tươi)
– Chia yến tươi đã sạch ráo hoàn toàn vào các túi zipper và cất vào tủ lạnh dùng dần. – Yến tươi để tủ mát nếu ăn trong vòng 1 tuần, còn tủ đá nên ăn trong vòng 3 tháng để giữ được độ tươi ngon nhất. Chính vì vậy, bạn nên cân đối lượng ăn của gia đình để nhặt lượng yến thô phù hợp! Hy vọng bài viết khá chi tiết của mình sẽ giúp được nhiều bạn biết cách nhặt sạch lông tổ yến thô nhanh, đúng cách và giữ được tối đa dinh dưỡng để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc muốn được mình trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ, xin vui lòng liên hệ:
Yến Sào Thanh Xuân
Đ/c: Số 35 phố Vũ Tụ, Hải Tân, Hải Dương
Email: yensaothanhxuan@gmail.com
Website: toyenhaiduong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ToYen.ChuanNgon.ThanhXuan
Hotline: 0986 373 080 (Ms.Loan)